Người phụ nữ cảm nhận được những cơn đau nhói gần ruột thừa vào năm 2017, tiếp đến là giữa các kỳ kinh. Sau đó, những cơn đau đến dồn dập, trở nên dữ dội hơn, cô cảm nhận như "ruột thừa của mình muốn vỡ tung ra" nên quyết định tới gặp bác sĩ gia đình. 5 tháng sau, cô được chuyển đến Trung tâm điều trị ung thư Christie NHS Foundation Trust.
Stacey trải qua loạt quá trình thăm khám bằng siêu âm, chụp X-quang. Khi bác sĩ phát hiện một số dấu hiệu bất thường, cô tiếp tục được xét nghiệm máu, chụp CT và kiểm tra ung thư. Cuối cùng, bác sĩ xác định cô mắc loại ung thư có tên là pseudomyxoma peritonei (PMP) và cảnh báo có khả năng phải cắt bỏ buồng trứng. Họ giải thích PMP là một dạng ung thư rất hiếm gặp, bắt đầu từ niêm mạc ruột thừa, tạo ra một chất đặc sệt như thạch, vỡ ra, rồi lan rộng ra các tế bào và chất nhầy xung quanh dạ dày. Các triệu chứng bao gồm chán ăn, tăng cân bất thường và đau dạ dày.
Rất may, hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay đều sống sót. Tuy nhiên, một số người vẫn phải vào bệnh viện do ngất xỉu và khó thở.
Ngay sau khi máy bay hạ cánh, nam hành khách đã bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, người này cho biết anh ta cảm thấy ngột ngạt và muốn nhanh chóng rời khỏi máy bay.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc khi đó ước tính thiệt hại của Asiana Airlines lên tới 640 triệu Won. Chiếc máy bay bị hư hại ở cửa thoát hiểm và các đường trượt khẩn cấp,Korea Bizwiređưa tin.
Người đàn ông bị xét xử vì vi phạm Đạo luật An ninh Hàng không Hàn Quốc. Phía công tố đã đề nghị mức án 6 năm tù trong phiên xử đầu tiên vào tháng 10/2023.
Vào đợt Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội lần thứ 2, nhiều hộ gia đình thuê phòng trọ của ông bà tiếp tục phải nghỉ làm, không có thu nhập. Vì vậy, hai vợ chồng đã quyết định tặng quà để hỗ trợ.
![]() |
Ông Huy chở gạo đến tặng người thuê trọ. |
Mỗi phần quà gồm 10 kg gạo và 1 chai nước mắm cốt. Chị Nguyễn Mỹ Hạnh, con gái ông Huy cho biết: ‘Mẹ tôi quê gốc ở Đà Nẵng, gia đình thường đặt nước mắm truyền thống từ Đà Nẵng ra ăn.
Đợt này, ngoài việc hỗ trợ gạo cho các phòng trọ, mẹ tôi cũng muốn gửi tặng mọi người nước mắm ngon để ăn cùng. Gạo dành tặng các hộ gia đình cũng được chọn từ loại gạo ngon, đảm bảo’.
‘Gia đình tôi có một cửa hàng kinh doanh gạo. Ngày 6/3, khi Hà Nội xuất hiện ca dương tính với Covid-19, người dân rất lo lắng. Sáng 7/3, nhiều người đổ xô đi tích trữ thực phẩm và cửa hàng nhà tôi cũng bán hết sạch gạo ngay trong sáng hôm đó.
Một số trường hợp đến cửa hàng mua quá muộn, họ năn nỉ thậm chí chấp nhận mua gạo chăn nuôi để ăn.
Mẹ tôi lo cho những người ở dãy trọ nhà mình, phải cách ly thời gian dài có thể họ không thể về quê lấy gạo lên ăn hoặc không có thu nhập để mua.
Vì vậy bố mẹ tôi quyết định hỗ trợ họ gạo ăn - thực phẩm thiết yếu nhất của tất cả các gia đình', chị Mỹ Hạnh chia sẻ thêm.
![]() |
Việc làm của ông chủ trọ khiến người thuê xúc động. |
Khi nhận được quà, các gia đình rất vui vẻ, nhiều người xúc động nói lời cảm ơn với chủ trọ năm nay đã qua tuổi 60.
‘Có hộ 3 ngày nữa chuyển đi nhưng bố mẹ tôi vẫn tặng để hỗ trợ họ khi chuyển sang chỗ mới. Ngoài ra, có 2 gia đình không nhận quà. Họ nói, hãy dành phần quà của họ cho những người khó khăn hơn’, chị Hạnh cho biết.
Cô gái sinh năm 1994 chia sẻ thêm, những người thuê nhà đều là các hộ dân với ngành nghề khác nhau (kinh doanh online, dân lao động, thợ điện…). Nếu gia đình nào khó khăn, chậm tiền phòng bố mẹ cô đều thông cảm và cho lui thời hạn nộp tiền.
![]() |
Bà Nga, vợ ông Huy bên số quà tặng cho người thuê phòng. |
‘Tiền điện, nước… bố mẹ tôi cũng lấy theo giá nhà nước và 5 năm nay chưa tăng tiền phòng. Vì vậy có những gia đình quý mến đã ở từ ngày phòng trọ được mở cho đến nay’.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ lên một diễn đàn mạng, nhiều người đọc đã bày tỏ sự trân trọng trước tấm lòng của vợ chồng chủ nhà trọ. Không ít bạn trẻ còn vui vẻ bình luận: 'Nhà bác có tuyển nhân viên bê gạo không?'; 'Bác ở đâu cho cháu xin thuê một phòng?'...
Hôm 19/4, ông Huy và vợ cũng sẽ tiến hành phát 15 suất (mỗi suất 10kg gạo và quà) cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn tại tổ 18 phường Lĩnh Nam.
Từ sau tết Nguyên đán, chị Trần Thị Ngọc, 42 tuổi (phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) không có bất cứ nguồn thu nhập nào vì phải ở nhà trông cậu con trai 3 tuổi bị bệnh Down.
" alt=""/>Chủ trọ Hà Nội tặng gạo, mắm, chia sẻ khó khăn với người thuê phòng